Bộ 50 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời "hạ gục" nhà tuyển dụng Nhật Bản (phần 2)

Bài học làm người Ngày tạo: 19/06/2017 3:59:37 CH

Câu hỏi 11: Nếu phải di chuyển công tác đi chỗ khác thì bạn có vấn đề gì không?  (転勤・勤務地についての確認)

Làm việc ở nước ngoài hay làm việc ở những tỉnh khác trong nước là điều đương nhiên trong những công ty tổng hợp.

Vì vậy mà công ty hay hỏi “Có thể luân chuyển công tác không?” hoặc “Bạn có thể làm việc trong văn phòng ở thành phố khác không?”. Câu hỏi phỏng vấn này để xác nhận lại liệu ứng viên có thể làm việc ở nơi khác ngoài nơi bạn sinh ra và lớn lên không?

Cách trả lời và lưu ý:

  • Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ mong chờ một câu trả lời như là: “Tôi có thể làm việc bất cứ đâu kể cả nước ngoài”. Tại những công ty tuyển các công việc tổng hợp (không tuyển bất cứ một vị trí cụ thể nào), thì việc luân chuyển công tác tại các tỉnh và nước ngoài là tiền đề của công việc. Nếu bạn trả lời nếu mà có thể tôi muốn làm việc ở Tokyo thì đó là một câu trả lời gây nghi ngờ vè sự sẵn sàng làm việc của bạn.

*Công ty tổng hợp: Họ sẽ sử dụng chủ yếu sinh viên mới ra trường chưa hề có kinh nghiệm nào. Sau đó cho sinh viên đó làm một số các công việc khác nhau để đánh giá tư chất của sinh viên đó. Nguyện vọng của bạn là như thế nhưng không chắc chắn hoàn toàn 100% bạn được làm công việc đó. Có nhiều sự luân chuyển thay đổi giữa các phòng ban trong công ty.

Nếu không có lý do chính đáng thì sẽ không được chấp nhận nên câu trả lời chính xác sẽ là “Tôi không câu nệ về nơi làm việc. Tôi có thể làm việc tại bất cứ đâu”

  • Nói lý do thuyết phục cho câu trả lời 「どこでも大丈夫だ」”Tôi có thể làm việc tại bất cứ đâu”

Khi bạn trả lời như thế này thì nhà tuyển dụng sẽ băn khoăn là không biết thực sự bạn có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu không. Vì vậy hãy tạo ra câu trả lời logic mang tính thuyết phục.
 

Câu 12: Công ty chúng tôi có phải là công ty bạn mong muốn nhất không? (第一志望ですか?)

Ý đồ của câu hỏi:

Để kiểm tra lại xem sau khi nhận được naitei cua công ty, các bạn có thực sự vào làm việc cho công ty không. Nếu mà bộ phận tuyển dụng nghĩ rằng bạn dù có nhận được Naitei cũng không vào công ty làm việc thì khả năng nhận được lời mời làm việc của công ty là rất thấp.

* Naitei: Giấy chứng nhận tuyển dụng

Cách trả lời

  • Điều công ty muốn đó là một người vừa có năng lực vừa có tâm huyết muốn gắn bó với công ty. Nếu bạn thực sự muốn có Naitei hãy trả lời là có.
  • Đưa ra những lý do để thuyết phục bộ phận tuyển dụng:
  • Đưa ra quá trình lựa chọn các công ty của bạn rồi dẫn đến kết luận công ty mà bạn ứng tuyển là công ty phù hợp nhất.
  • Mặc dù bạn nói rằng công ty đó là nguyện vọng số 1 của bạn, nhưng sau đó bạn cũng có thể từ chối naitei với lý do sau: Lúc đó công ty là nguyện vọng số một của tôi. Tuy nhiên, sau này tôi đã suy nghĩ kỹ lưỡng lại một lần nữa, và quyết định vào làm việc tại công ty khác.
 

Câu 13: Hãy nói về kinh nghiệm đi làm thêm của bạn (アルバイト経験について教えてください)

Ý đồ câu hỏi:

  • Từ thái độ nỗ lực của bạn trong các công việc làm thêm, nhà tuyển dụng có thể đo được thái độ của bạn đối với công việc sau này. Chỉ một công việc làm thêm nhỏ nhoi mà bạn cũng để tâm và học được nhiều điều từ nó, thì sau này khi trở thành nhân viên chính thức bạn sẽ có tiềm năng phát triển lớn. Đó là điều mà công ty nào cũng mong muốn ở nhân viên của mình.
  • Thông qua đó biết được tính cách của ứng viên

Cách mà bạn làm việc sẽ bộc lộ cho họ thấy được tính cách con người bạn. Ví dụ như người nói rằng để tăng doanh thu của cửa hàng, ngoài giờ làm việc tôi đã tự làm rất nhiều sticker, pop card… là người có khả năng sáng tạo để tạo ra thành quả.

Cách trả lời:

  • Đưa ra kết luận trước: Bạn đã học được điều gì qua những trải nghiệm đi làm thêm
  • Giải thích nhưng đừng chú trọng vào kết quả mà hãy đi sâu vào quá trình
  • Doanh nghiệp sẽ không quan tâm mấy về kinh nghiệm làm thêm của bạn là gì.

Cho nên vì thế thay vì nói Tôi đã được bổ nhiệm làm leader của nhóm hay tôi đã đạt được những kết quả như thế này mà hãy kể về quá trình làm việc của bạn như Tôi đã nghĩ về những vấn đề….và hành động như thế này…

  • Tại sao lại dùng phương pháp đó thay vì các phương pháp khác. Ví dụ như để tăng doanh thu của cửa hàng thì có rất nhiều cách như thu hút khách hàng, tăng giá sản phẩm,… tại sao bạn lại sử dụng cách này?
  • Từ công việc làm thêm bạn học được những điều gì?

Cái mà bạn học được khi làm thêm sẽ đánh giá được khả năng phát triển của bạn sau này. Đó là điều công ty chú trọng ngoài năng lực của bạn hiện tại.
 

Câu hỏi 14: Sở thích của bạn là gì? (あなたの趣味は何ですか?)

Ý đồ câu hỏi:

  • Biết được tính cách của ứng viên
  • Đoán được mức độ nhiệt tình của ứng viên

Cách trả lời và lưu ý:

  • Không cần nói những sở thích gì cao cả

Có những bạn không có sở thích nào nhưng để gây ấn tượng đã nói rằng “Sở thích của tôi là đọc sách. Thỉnh thoảng tôi đọc sách của Druker (chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị)”. Cách nói như vậy sẽ không hay.

Hay là cách nói “Thực sự sở thích của tôi là đọc sách nhưng tôi muốn được nghĩ là người năng động nên đã chơi futsal”. Bạn cũng nên tránh không nên lặp lại

  • Tại sao bạn lại có sở thích đó? 

Khi bạn nói lý do bạn thích thì bạn cũng bộc lộ được tính cách của mình cho nhà tuyển dụng.

Đừng dừng lại quá sớm ở chỗ “Sở thích của tôi là…. “mà hãy tiếp tục nói như là “Sở thích của tôi là đọc sách. Vì tôi có thể biết thêm được nhiều điều mới mẻ. Mỗi khi biết được thêm điều nào mới là tôi lại cảm thấy vô cùng phấn khích.”

Như vậy bạn đã khéo léo cho nhà tuyển dụng thấy được tính cách của bạn rồi.

  • Cho vào những điểm dẫn dắt

Bạn hãy cố gắng để kéo dài cuộc nói chuyện càng lâu càng tốt. Ví dụ như sở thích của bạn là đọc sách thì nếu như bạn nói rằng “tôi đam mê đắm chìm vào nó đến mức tôi đã đạt được kỹ thuật đọc 1 quyển sách mới trong vòng 5 phút” thì bạn sẽ dẫn dắt được câu hỏi tiếp theo là “Gì cơ, như thế nào vậy?” Câu chuyện như thế này là chuyên môn của bạn rồi nên bạn hãy cố gắng hết sức nói càng nhiều càng tốt.

  • Đừng nói về những sở thích tiêu cực

Điều quan trọng là qua câu trả lời bạn cho nhà tuyển dụng thấy được tính cách con người bạn. Cho dù là như vậy nhưng hãy chỉ chọn ra những phần nào mà bạn muốn họ thấy thôi.

Ví dụ: “Sở thích của tôi là quan sát mọi người trên tàu điện ngầm” hoặc nói rằng “Sở thích của tôi là dùng facebook” thường sẽ mang đến những ấn tượng tiêu cực cho bạn. Hãy chọn ra trong những sở thích những gì gắn liền vói giá trị quan của bạn cũng như điều gì mà bạn chắc chắn có thể nói ra.
 

Câu hỏi 15: Sở đoảng của bạn là gì? (苦手なことは何ですか?)

Cách trả lời tương tự câu 5
 

Câu hỏi 16: Xác nhận dự định muốn vào công ty (入社の意思確認)

Ý đồ của câu hỏi phỏng vấn này để kiểm tra xem bạn có thật sự muốn vào làm việc tại công ty không? Khi giám đốc và các trưởng phòng đã đề xuất đưa ra naitei cho ứng viên, họ không hề muốn bị từ chối. Do vậy, đây là một câu hỏi phỏng vấn vô cùng quan trọng.

* (Naitei: Giấy chứng nhận tuyển dụng)

Cách trả lời và lưu ý:

  • Câu trả lời tốt nhất là nói rằng 「御社に決め、就職活動をやめます」(nếu như được công ty chọn thì tôi sẽ kết thúc quá trình tìm việc làm ở đây).
  • Đừng nói rằng hãy cho tôi thời gian suy nghĩ hoặc chần chừ về câu trả lời.

Một khi công ty đã đưa ra Naitei thì họ không muốn bị từ chối. Nếu bạn cứ lưỡng lự không đưa ra câu trả lời hoặc nói rằng hãy cho thêm thời gian thì bạn sẽ bị nghi ngờ về mức độ mong muốn được làm viẹc tại công ty. Hãy nói rằng: “Nếu như tôi được công ty chọn thì sẽ kết thúc quá trình tìm việc ở đây”

  • Có trường hợp bạn sẽ bị yêu cầu từ chối các công ty khác, thậm chí có công ty còn kiểm tra cả lịch trình trong sổ tay của bạn.
  • Sau khi trả lời sẽ làm việc cho công ty và nhận naitei, bạn vẫn có thể hủy hợp đồng đến một ngày nhất định nào đó.
 

Câu hỏi 17: Bạn thấy mình giống loài động vật nào? (自分を動物に例えると?)

Ý đồ câu hỏi:

  • Muốn xem ứng viên ứng xử thông minh, nhanh trí đến đâu

Trong công việc, đối nhân xử thế cũng là một điều quan trọng. Trả lời nhanh gọn lẹ những câu hỏi mà mình không lường trước được là một tư chất quan trọng

  • Đây là một câu hỏi phỏng vấn bẫy nhằm kiểm tra mức độ ứng xử của ứng viên
  • Nhận biết được tính cách con người của ứng viên thông qua câu trả lời

Cách trả lời và lưu ý:

  • Hãy nghĩ câu trả lời sẵn từ trước
  • Hãy nói về một con vật thể hiện được những điểm mạnh của bạn

Bước 1: Nghĩ đến những điểm mạnh của bản thân

Bước 2: Nghĩ đến những con vật mà có những đặc trưng thống nhất với điểm mạnh của mình

  • Không cần đưa ra những câu trả lời thành thật nhưng khiến mình bị điểm trừ như:

私は羊です。群れていないと、あまり落ち着かないからです。(Tôi là một con cừu. Nếu bị lạc bầy sẽ bị hỗn loạn)

  • Hãy dựa vào những chuyện có thật trong quá khứ để khiến câu trả lời trở nên thuyết phục hơn

 

Câu hỏi 18: Lý do bạn lựa chọn ngành nghề này (業界の志望理由は?)

Ý đồ câu hỏi

Muốn kiểm tra xem mức độ nghiêm túc của bạn khi chọn lựa công việc này đến đâu. Có thật sự mong muốn làm trong ngành này hay không

Cách trả lời

  • Nghĩ xem tại sao lại là ngành này mà không phải những ngành khác.
  • Dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra lý do thuyết phục

Ví dụ:

“Qua những kinh nghiệm đi thực tập thì tôi nhận thấy vấn đề thiếu hụt nguồn đầu tư vô cùng cấp bách tại những công ty vừa và nhỏ. => Tôi muốn làm việc trong ngân hàng để thông qua các hoạt động tài chính có thể hỗ trợ các doanh nghiệp”

  • Hãy nói bạn muốn thử thách những gì trong ngành đó, bộc lộ thành ý của bạn.

Ý đồ câu hỏi

  • Kế hoạch nghề nghiệp của ứng có phù hợp, thống nhất với lộ trình công việc của công ty hay không.
  • Kiểm tra mức độ mong muốn vào công ty
  • Xem ứng viên có phải là người có mục tiêu và tầm nhìn chính xác không

Cách trả lời và lưu ý

  • Tìm một hình mẫu sempai

Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này, ứng viên cần mô tả cụ thể mình trong 10 năm sau sẽ như thế nào theo kế hoạch của bản thân. Thế nhưng, ứng viên cũng khó có thể tưởng tượng được 10 năm sau mình sẽ như thế nào ở công ty ứng tuyển. Dưới đây là 3 cách để bạn có thể biết được:

  • Hỏi các sempai và tìm ra một hình mẫu cho bản thân.
  • Trong page của nhà tuyển dụng hay có những bài phỏng vấn các nhân viên senior, hãy tìm trong đó hình mẫu bạn muốn trở thành.
  • Nắm bắt được lộ trình sau 10 năm qua trang careerconnect.jp
  • Để đạt mục tiêu thì bạn sẽ cố gắng thế nào trong 10 năm tới

Nếu bạn nói chi tiết kế hoạch của bản thân để đạt được mục tiêu của bản thân thì bạn sẽ cho họ thấy được tham vọng cũng như thành ý đối với công ty

  • Ý thức được phương hướng phát triển của công ty sau 10 năm. Và thống nhất mục tiêu 10 năm của bạn với phương châm kinh doanh của công ty
  • Đừng nói về những bộ phận mà tuyển dụng ít người
  • Đừng nói gì ngoài những kế hoạch trong công việc

Cũng có những người nói về những chuyện cá nhân như “Sau khi kết hôn tôi sẽ trở thành mẹ, vừa chăm con vừa làm việc…” Hãy bỏ cách trả lời đó đi và chỉ tập trung vào công việc. Cũng nên bỏ những cách nói chuyện trừu tượng như “Tôi muốn việc kinh doanh đạt được sự tin tưởng từ mọi người”
 

Câu hỏi 20: Tại sao bạn lựa chọn ngành học hiện tại (今の学部を選んだ理由は?)

Ý đồ câu hỏi:

  • Xem ứng viên có trải qua thời đại học mà biết mình muốn gì không

Việc nỗ lực trong việc học sẽ dẫn đến những chuyên tâm trong công việc. Những sinh viên ý thức được mình nên chuyên tâm vào học gì thì cũng sẽ biết được mình muốn làm gì và nỗ lực vào công việc như thế nào.

  • Từ lý do lựa chọn ngành học, biết được tính cách, những điều ứng viên quan tâm

Từ câu hỏi “Bạn chọn ngành nào, lý do tại sao”, sẽ hiện ra những điều mà ứng viên quan tâm. Người chọn ngành văn học và người chọn ngành kinh tế sẽ có những tính cách khác nhau. Doanh nghiệp sau khi nghe lý do lựa chọn sẽ đoán được tính cách, quan điểm của ứng viên.

Cách trả lời:

  1. 「なんとなく…」(không biết vì sao) không phải là câu trả lời

Nhiều người khi nói đến lý do lựa chọn ngành học thì trả lời những câu như “Không biết vì sao…”, “Ngành đó tốt nhất trong những ngành đã qua”. Tuy nhiên, nếu trả lời như vậy, người phỏng vấn sẽ có những nghi ngờ, thắc mắc rằng không biết liệu rằng ứng viên cũng không biết tại sao lại lựa chọn công việc này.

  1. Nói về mục tiêu

Nếu bạn giải thích được “Vì tôi có mục tiêu như thế, nên tôi đã lựa chọn ngành học này”, sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng là người làm việc có mục tiêu, kế hoạch. Tốt nhất đó là bạn có thể nói về giấc mơ, mong muốn trong tương lai của mình, và để đạt được mong muốn đó đã lựa chọn ngành học này…

  1. Nếu không thể nói ra lý do lựa chọn ngành học, hãy suy nghĩ từ cảm giác hiện tại

Có nhiều người “khi lựa chọn ngành học thì không có mục tiêu. Không biết vì sao cảm thấy ngành đó tốt và quyết định chọn”. Những người như thế không có mục tiêu khi lựa chọn.

Khi đó, hãy dựa trên những gì bạn được học và cảm thấy cuốn hút sau khi học ở ngành đó và biến nó thành mục tiêu sau này.

  1. Thể hiện sức hút bằng cách thể hiện ngành học của mình có liên quan và giúp ích cho kinh doanh
Còn tiếp...
--- Theo MorningJapan / JapanWorks ---